Tiếp theo, một nhóm chuyên gia của Facebook sẽ tiếp nhận các tin báo và sẽ nhắn tin cho người đang quẫn trí qua ứng dụng Messenger, kèm theo các câu chia sẻ hay số điện thoại tư vấn, hỗ trợ. Nếu người dùng không muốn sự can thiệp của Facebook thì cũng có thể chọn trực tiếp chat với người đang muốn từ giã cõi đời đó, tất nhiên là qua gợi ý cuẩ Facebook.
Đông thái trên cho thấy Facebook bắt đầu quan tâm đến an nguy của người dùng, nhất là khi chức năng livestream thường bị lợi dụng để phát trực tiếp những cảnh tự tử.
Điểm yếu của phương pháp này là nếu một người thường xuyên chia sẻ những điều tiêu cực và thực sự có ý định tự tử nhưng không ai để báo cho Facebook hãng sẽ không thể có can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, hãng công nghệ hàng đầu thế giới đã khắc phục chuyện này với AI, thông qua công nghệ nhận dạng mẫu (pattern recognition).
![]() |
Thuật toán do Facebook phát triển sẽ tự động giám sát nội dung chia sẻ bài viết của người dùng 24/24 giờ để có thể nhận biết liệu một người có đang mang ý nghĩ muốn tự tử hay hủy hoại bản thân hay không? Nếu điều này xảy ra, hãng sẽ có kế hoạch cụ thể để chủ động can thiệp ngay thay vì phải chờ báo cáo của những người dùng khác.
Đại điện phía Facebook cho rằng: Việc AI có thể phát hiện và chủ động can thiệp có ý nghĩa rất lớn vì giúp tránh được tình trạng ai đó đang tuyệt vọng nhưng không ai để ý tới.
“Khi Facebook muốn giúp người dùng được an toàn, điều quan trọng là phải hành động ngay lập tức” - Mark Zuckerberg nhận định.
Sáng lập viên Facebook khẳng định chương trình AI đã được thử nghiệm thành công và phát hiện chính xác 100 người cần được hỗ trợ về tâm lý.
Cộng đồng mở IoT Việt Nam là cộng đồng tự nguyện và mở, được đề xuất bởi Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB), Công ty CP Phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS, Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA), Công ty CP NetNam, Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông (VNPT Technology). Cộng đồng Mở IoT Việt Nam được thành lập với sứ mệnh “tập hợp nguồn lực xã hội trong việc phát triển IoT mở, chia sẻ tự do, miễn phí cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động trên toàn cầu.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0) rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng VCCI-ITB, IoT là một thành phần của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nên doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu, phát triển của Việt Nam không thể đứng ngoài. Tham gia vào Cộng đồng mở IoT Việt Nam, với các đơn vị nghiên cứu, đây là cơ hội kiểm nghiệm khả năng của đơn vị mình về IoT. Còn với các đơn vị kinh doanh, tham gia Cộng đồng, các đơn vị này sẽ có thêm cơ hội lựa chọn được công nghệ và đối tác phù hợp.
" alt=""/>Tham gia Cộng đồng mở IoT Việt Nam sẽ có thêm cơ hội công nghệ và đối tác phù hợp